Cộng đồng

GORM

  • Là ORM phổ biến nhất trong cộng đồng Go.
  • Có nhiều tài liệu, ví dụ, StackOverflow câu trả lời, và nhiều package hỗ trợ mở rộng.
  • Nhiều developer đã từng dùng Gorm.

go-pg

  • Từng rất phổ biến khi chỉ dùng PostgreSQL, nhưng đang bị Bun thay thế dần.
  • Ít được duy trì thêm tính năng mới, tác giả chủ yếu chuyển sang phát triển Bun.

Bun

  • Mới hơn nhưng phát triển nhanh, là người kế thừa của go-pg.
  • Được sử dụng ngày càng nhiều trong các dự án mới vì tốc độ và tính linh hoạt.
  • Tài liệu chưa phong phú bằng Gorm nhưng đang hoàn thiện tốt.

Hiệu năng

GORM

  • Hiệu năng thấp hơn go-pg và Bun trong đa số benchmark do cơ chế hoạt động linh hoạt nhưng khá nặng.
  • Nhiều tính năng “magic” (auto preload, hooks, reflection) gây chậm nếu không kiểm soát tốt.

go-pg

  • Hiệu năng tốt hơn Gorm vì ít sử dụng reflection, ít tính năng tự động.
  • Tuy nhiên không còn được tối ưu thêm.

Bun

  • Tối ưu cho hiệu năng, xử lý nhanh hơn cả Gorm và go-pg trong hầu hết benchmark.
  • Viết sát với SQL, dễ kiểm soát.
  • Tránh reflection nhiều nhất có thể để đạt hiệu năng cao.

Trải nghiệm

GORM

  • Cú pháp ngắn gọn, dễ học cho người mới.
  • API thân thiện, giống các ORM khác như Eloquent (Laravel), Spring JPA (Java).
  • Tự động hóa cao: auto-migrate, preload, eager loading, model binding.

pg-pg

  • Cần viết nhiều hơn, nhưng rõ ràng và kiểm soát tốt hơn.
  • Phải tự khai báo nhiều thứ như foreign key, preload – phù hợp với người quen viết SQL.

Bun

  • Cân bằng giữa thân thiện và chi tiết.
  • API rõ ràng, cú pháp quen thuộc với người từng dùng go-pg.
  • Có tính năng như eager loading nhưng không “magic” như Gorm.

Khả năng mở rộng

GORM

  • Hỗ trợ nhiều tính năng cao cấp: hooks, callbacks, associations, polymorphism.
  • Có thể mở rộng thông qua interface GormPlugin.
  • Nhưng khó debug nếu các tính năng tự động gây lỗi.

pg-pg

  • Hạn chế hơn, nhưng dễ kiểm soát, phù hợp với các hệ thống cần rõ ràng.
  • Cần viết tay phần lớn logic, giúp dễ test, dễ thay đổi.

Bun

  • Có hệ thống hooks, middleware và template SQL khá mạnh.
  • Tùy chỉnh tốt hơn go-pg, không nặng như Gorm.

Tương thích database

GORM

  • Hỗ trợ nhiều CSDL: PostgreSQL, MySQL, SQLite, SQL Server.
  • Có interface DB driver để thêm các driver mới.

pg-pg

  • Chỉ hỗ trợ PostgreSQL.
  • Không dùng được với MySQL hay SQLite.

Bun

  • Hỗ trợ PostgreSQL, MySQL, SQLite.
  • Sử dụng interface sq.Driver nên mở rộng được.

Query Builder

Gorm

  • Có query builder riêng nhưng ít linh hoạt khi viết SQL phức tạp.
  • Có hỗ trợ Raw SQL nhưng việc binding thủ công hơi cồng kềnh.

go-pg

  • Có hỗ trợ viết SQL dưới dạng template string rất mạnh mẽ.
  • Phù hợp cho người thích viết gần giống SQL thật.

Bun

  • Là ORM + SQL builder rất mạnh.
  • Cho phép viết query logic bằng Go lẫn SQL thuần (template).
  • Dễ dàng kết hợp raw SQL vào logic ORM.

Migration

Gorm

  • Có auto-migration cực kỳ mạnh, chỉ cần khai báo model là đủ.
  • Nhưng không tạo migration file có thể rollback – dễ gây rối trong production.

go-pg

  • Không có hệ thống migration chính thức.
  • Phải dùng tool bên ngoài như golang-migrate, viết migration tay.

Bun

  • Có hỗ trợ migration khá tốt thông qua bun migrate.
  • Tạo migration dạng file có thể apply/rollback giống như Laravel, Rails.

Cấu trúc Model và quả n lý quan hệ

Gorm

  • Sử dụng tag gorm:"foreignKey:...", hasMany, belongsTo, preload mạnh mẽ.
  • Hỗ trợ nhiều loại quan hệ phức tạp.

go-pg

  • Phải định nghĩa quan hệ thủ công, không “magic”.
  • Ít hỗ trợ kiểu liên kết đa dạng.

Bun

  • Hỗ trợ preload và liên kết has one, has many, belongs to, thông qua tags đơn giản như bun:"rel:has-many".

Kết luận

  • Chọn Gorm nếu bạn muốn: dễ dùng, hỗ trợ nhiều CSDL, không cần tối ưu hiệu năng quá cao, cần triển khai nhanh.
  • Chọn go-pg nếu: dùng PostgreSQL duy nhất, cần kiểm soát logic rõ ràng, không cần tính năng mới.
  • Chọn Bun nếu bạn muốn: hiệu năng cao, dùng PostgreSQL/MySQL/SQLite, dễ viết SQL custom, kiểm soát tốt, hỗ trợ migration rõ ràng.

About the Author

Đức Phát

View all author's posts

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết khác

Sử dụng Request/Response trong ứng dụng RESTful mô hình MVC

DTO là gì? DTO (Data Transfer Object) là một object trung gian dùng để truyền dữ liệu giữa client – server hoặc giữa các service trong ứng dụng web/API theo kiến trúc RESTful API. DTO chỉ chứa các thông tin cần thiết mà client hoặc service khác cần (ví dụ: Login Form chỉ cần thông […]

Docker

Docker là gì? Docker là một nền tảng mã nguồn mở cho phép bạn đóng gói, phân phối và chạy ứng dụng bên trong các “container” – những môi trường ảo nhẹ, cô lập nhưng vẫn chia sẻ nhân hệ điều hành của máy chủ. Khái niệm then chốt ở đây là “containerization”: thay vì […]

Kiểm thử phần mềm

Testing là gì? Quá trình kiểm thử phần mềm (software testing) là một chuỗi hoạt động có hệ thống nhằm đánh giá chất lượng, độ ổn định và tính đúng đắn của một ứng dụng so với yêu cầu ban đầu. Không đơn thuần chỉ là tìm ra lỗi, testing còn giúp đảm bảo rằng […]

Cache

Cache là gì? Cache là một bộ nhớ tạm (nhanh) được sử dụng để lưu trữ tạm thời dữ liệu thường xuyên được truy cập, nhằm giảm độ trễ và tăng hiệu suất của hệ thống. Cache thường được sử dụng ở Client, như CPU, applications, web browsers hoặc operating systems (OSes). Một số Cache phổ […]

Tìm hiểu Kafka

Kafka là gì? Apache Kafka là một nền tảng phân phối sự kiện phân tán mã nguồn mở được phát triển bởi Apache Software Foundation và được viết bằng Java và Scala. Kafka ban đầu được phát triển bởi LinkedIn và sau đó được mở nguồn cho Quỹ phần mềm Apache (Apache Software Foundation) vào đầu năm 2011. (đồng sáng lập […]

Tìm hiểu RabbitMQ

RabbitMQ là gì? RabbitMQ là một phần mềm trung gian giúp các hệ thống, server, ứng dụng có thể giao tiếp, trao đổi dữ liệu với nhau. Nhiệm vụ của RabbitMQ được hiểu đơn giản là: nhận message từ nhiều nguồn => lưu trữ, sắp xếp sao cho hợp lý => đẩy tới đích đến. Là […]