MarkDown (Markup languages) là gì?

Sự thật là cái tên “Markdown” chính là một phép chơi chữ của từ “Markup”.

Mardown được sử dụng để xuất văn bản thô trên trình duyệt nhưng các ngôn ngữ đánh dấu khác lại có thể giao tiếp trực tiếp với máy tính. Đơn cử như XML là một ngôn ngữ đánh dấu văn bản mà cả con người lẫn máy móc có thể đọc được.

Một ngôn ngữ đánh dấu văn bản khác mà mọi người chắc hẳn ai học CNTT cũng biết vì độ nổi tiếng của nó, chính là HTML, Markdown không mang trong mình sứ mệnh “Kẻ huỷ diệt HTML” hay gì, mà mục đích của nó chính là làm đơn giản hoá việc đánh dấu văn bản và tăng cường tốc độ viết lách một cách đáng kể.

Một số trình soạn thảo Markdown

  • Mac, Windows, và Linux
  • Online
  • Sau bài viết này, bạn có thể viết md mà không cần chuyển đổi
    • Notepad
    • Visual Studio Code
    • Visual Code
    • Notepad++
    • Vi,nano,…
    • Github,Discord,…

Sử dụng

1. Văn bản thuần

1. Tiêu đề – Heading

Bạn có thể viết loại tiêu đề <h1>, <h2>,... <h6> bằng cách thêm các dấu # tương ứng vào đầu dòng.

Một dấu # tương đương với <h1>, hai dấu # tương đương với <h2>

Cú pháp:

# Tiêu đề loại 1
## Tiêu đề loại 2
### Tiêu đề loại 3
#### Tiêu đề loại 4
##### Tiêu đề loại 5
###### Tiêu đề loại 6
Kết quả:

Tiêu đề loại 1

Tiêu đề loại 2

Tiêu đề loại 3

Tiêu đề loại 4

Tiêu đề loại 5

Tiêu đề loại 6

2. Đoạn văn – Paragraph

Để xuống dòng giữa các văn bản <p>, sử dụng một dòng trống để tách các dòng văn bản.

Cú pháp:

Đây là dòng 1

Đây là dòng 2
Kết quả:

Đây là dòng 1

Đây là dòng 2

3. Chữ in nghiêng – Italic

Để in nghiêng văn bản <i>, thêm một dấu * hoặc dấu _ trước và sau từ cần in nghiêng.

Cú pháp:

*Từ cần in nghiêng 1*

_Từ cần in nghiêng 2_
Kết quả:

Từ cần in nghiêng 1

Từ cần in nghiêng 2

4. Chữ in đậm – Bold

Để in đậm văn bản <b>, thêm hai dấu * hoặc dấu _ trước và sau từ cần in đậm.

Cú pháp:

**Từ cần in đậm 1**

__Từ cần in đậm 2__
Kết quả:

Từ cần in đậm 1

Từ cần in đậm 2

5. In đậm và in nghiêng

Đơn giản, bạn chỉ cần ba dấu * hoặc dấu _ trước và sau từ đó.

Cú pháp:

***Từ in đậm và in nghiêng 1***

___Từ in đậm và in nghiêng 2___
Kết quả:

Từ in đậm và in nghiêng 1

Từ in đậm và in nghiêng 2

6. Chữ gạch giữa – Strikethrough

Để tạo chữ gạch giữa, thêm 2 dấu ~ trước và sau từ đó.

Cú pháp:

~~Khuyến mại~~
Kết quả:

Khuyến mại

7. Code trong dòng – Inline Code

Để viết inline <code>, bạn dùng 2 dấu ` ở trước và sau từ đó.

Cú pháp:

`inline code`
Kết quả:

inline code

2. Các khối

1. Trích dẫn – Blockquote

Để tạo một <blockquote>, thêm dấu > vào trước mỗi dòng trích dẫn.

Cú pháp:

> Trích dẫn dòng 1
> Trích dẫn dòng 2
Kết quả:

Trích dẫn dòng 1 Trích dẫn dòng 2

2. Danh sách có thứ tự – Ordered List

Để tạo danh sách <ol><li>, bạn chỉ cần thêm các số, dấu chấm trước nội dung (dùng tab để phân cấp)

Cú pháp:

1. Mục thứ nhất
2. Mục thứ hai
3. Mục thứ ba
Kết quả:
  1. Mục thứ nhất
  2. Mục thứ hai
  3. Mục thứ ba

3. Danh sách không có thứ tự – Unordered List

Để tạo danh sách <ul><li>, bạn chỉ cần thêm dấu * hoặc – hoặc + trước nội dung (dùng tab để phân cấp)

Cú pháp:

- Mục thứ nhất
- Mục thứ hai
- Mục thứ ba
Kết quả:
  • Mục thứ nhất
  • Mục thứ hai
  • Mục thứ ba

4. Khối lệnh – Block Code

Để viết 1 đoạn <code>, bạn dùng 3 dấu ` ở trước và sau đoạn đó (có thể thêm format ngôn ngữ đó).

Cú pháp:

image

Kết quả:

print("hello world")

5. Bảng – Table

Để tạo bảng <table><tbody><tr><th><th>, bạn chỉ cần ngăn cách bởi dấu | và cách đầu bảng với thân bảng bằng :— (số dấu – tuỳ ý)

Cú pháp:

| Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 | Cột 4 |
| :--- | :--- | :--- | :--- |
| A | B | C | D |
| E | F | G | H |
| I | K | L | M |
Kết quả
Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
A B C D
E F G H
I K L M

3. Đặc biệt

1. Đường kẻ ngang – Horizonal rules

Để tạo đường kẻ ngang, sử dụng ba dấu * hoặc – hoặc _ trên một dòng.

Cú pháp:

---
***
___
Kết quả:



2. Liên kết – Link

Để chèn trực tiếp, bạn có thể paste thẳng nó như bình thường.

Để dẫn liên kết <a href="https://github.com">Github</a>, bạn dùng [text](link).

Cú pháp:

Trực tiếp: https://github.com/lucthienphong1120

Gián tiếp: [Github](https://github.com/lucthienphong1120)
Kết quả:

Trực tiếp: https://github.com/lucthienphong1120

Gián tiếp: Github

3. Hình ảnh – Image

Để chèn trực tiếp, bạn có thể paste thẳng nó như bình thường.

Để dẫn ảnh <img src="https://avatars.githubusercontent.com/u/583231 alt="Github">, bạn dùng ![text](link ảnh).

Hoặc ![](link ảnh) nếu không cần chữ khi hover.

Cú pháp:

![](https://avatars.githubusercontent.com/u/583231)

Kết quả:

Để chèn liên kết vào ảnh <a href="link"><img src="link ảnh" alt="chữ"></a> thì chỉ cần kết hợp đúng cú pháp là được.

[ ![chữ](link ảnh) ] (link)

4. Biểu tượng cảm xúc – Icon

Phần này tuỳ vào nền tảng (Github, Discord, …) có icon đó không, bạn ghi dấu : và tên icon.

Cú pháp:

image

Kết quả:

👁️

5. Checkbox

Để chèn checkbox/checked (thường dùng cho to do list trên github) thì ta đánh dấu như list và thêm 1 cặp ngoặc vuông.

Cú pháp:

- [ ] Checkbox
- [x] Checked

Kết quả:

  • Checkbox
  • Checked

6. Escape markdown

Đôi khi bạn sẽ cần những kí hiệu trùng với cú pháp của markdown. Để phân biệt, bạn chỉ cần thêm dấu \ trước những kí hiệu đó là được.

Cú pháp:

\`hai dấu nháy\`

\*\*\*ba dấu sao hai bên\*\*\*
Kết quả:

`hai dấu nháy`

***ba dấu sao hai bên***

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ không còn thấy Markdown khó nữa và sẽ nắm được cách dùng Markdown trong nhiều việc của mình hơn nhé.

(https://github.com/lucthienphong1120/Markdown-syntax)

About the Author

Ha Trung Vi

View all author's posts

Bài viết khác

model quan hệ trong go-pg

1. Giới thiệu Go-pg sử dụng công nghệ ORM (tức Object-relation mapping) giúp ánh xạ bảng cơ sở dữ liệu vào trong struct Điều đấy có nghĩa là với mỗi struct trong golang có thể dùng làm đại diện để truy vấn đến bảng trong postgresql và trả ra đối tượng struct với giá trị […]

GORM

1. ORM là gì? Trước hết để hiểu được thư viện Gorm chúng ta cần tìm hiểu về ORM, một công cụ quan trọng và thường xuyên được áp dụng trong quản trị cơ sở dữ liệu. ORM là tên viết tắt của cụm từ “Object Relational Mapping” đây là tên gọi chỉ việc ánh […]

REST API với Golang, Gin, MinIO và Docker

Đầu tiên, chúng ta sẽ viết một đoạn mã nhỏ bằng chữ Hello World. Bước 1: Tạo thư mục để chứa mã nguồn của dự án Todo App mkdir go-rest-api Bước 2: Khởi tạo Go Modules go mod init TodoApp go get -u github.com/gin-gonic/gin Bước 3: Tạo tệp main.go và viết đầu tiên chương trình […]

REST API cơ bản trong Golang

Cấu trúc project Chúng ta hãy tạo cấu trúc thư mục như hình bên dưới, project này có tên GolangRestApi, có thể clone về với đường link sau: Github Sau khi clone về, đổi tên project thành GolangRestApi. Vào GOPATH, copy vào thư mục src: Code Rest Api Golang entities/user.go Khai báo cấu trúc của […]

Golang

Golang là gì? Go hay còn gọi là Golang là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, được thiết kế tại Google bởi Robert Griesemer, Rob Pike, and Ken Thompson. Go có cú pháp giống với C và tất nhiên nó là ngôn ngữ lập trình biên dịch (compiled programming language) Cú pháp của ngôn […]

Elasticsearch

Elasticsearch là gì? Elasticsearch là một search engine (công cụ tìm kiếm) rất mạnh mẽ. Elasticsearch cũng có thể coi là một document oriented database, nó chứa dữ liệu giống như một database và thực hiện tìm kiếm trên những dữ liệu đó. Đại khái là thay vì bạn tìm kiếm trên file, trên các […]