Golang là gì?

Go hay còn gọi là Golang là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, được thiết kế tại Google bởi Robert Griesemer, Rob Pike, and Ken Thompson.

Go có cú pháp giống với C và tất nhiên nó là ngôn ngữ lập trình biên dịch (compiled programming language)

Cú pháp của ngôn ngữ lập trình Golang (syntax) khá tinh gọn, mặc dù thật sự có những cú pháp mà người mới nhìn vào thật sự hơi khó chịu.

Tại sao chúng ta nên học Golang?

Giới hạn về phần cứng

Để nâng cao được hiệu suất của các ứng dụng thì việc đầu tiên chúng ta có thể nghĩ đến là nâng cấp phần cứng sử dụng CPU có nhiều core (nhân CPU)  hơn, thêm bộ nhớ đệm (cache) nhưng những việc làm này đều có giới hạn của nó và điều phải bàn đến là giá cả.

Thay vì nâng cấp phần cứng chúng ta có cách khác là xây dựng những phần mềm hiệu quả hơn, tối ưu hơn để cải tiến được hiệu suất. Nhưng đáng buồn là hầu như các ngôn ngữ lập trình mới ngày nay không mang lại hiệu quả nhiều.

Go có cái gọi là goroutines

Các ngôn ngữ như Python hay Java là các ngôn ngữ sinh ra vào những thập niên 90 thời kỳ của môi trường đơn luồng (single threaded environment) nhưng hầu như các ngôn ngữ này đều hỗ trợ tính đa luồng (multi-threading). Nhưng vấn đề thật sự nằm ở việc thực thi đồng thời (concurrent execution),  khóa luồng (threading-locking), race conditions và deadlocks.  Những vấn đề này làm cho việc tạo ra các ứng dụng đa luồng trên các ngôn ngữ này cực kỳ khó khăn.

Nếu chúng ta muốn giao tiếp giữa các luồng với nhau bằng những ngôn ngữ lập trình này là rất khó.

Go được ra mắt vào năm 2009 khi mà các vi xử lý đa nhân (multi-core processors) đã có. Đó là nguyên nhân tại sao mà Go được thiết kế và phát triển với lưu ý về việc thực thi đồng thời (concurrency), Go có goroutines thay cho threads.

Goroutine có ngăn xếp phân khúc có thể mở rộng (growable segmented stacks). Điều này có nghĩa là nó sẽ sử dụng nhiều bộ nhớ RAM hơn nếu điều đó là cần thiết.

Goroutines có thời gian khởi động nhanh hơn là threads.

Goroutines có các channel và giữa các channel này có thể giao tiếp với nhau.

Goroutines có khóa mutex (mutex locking) để đảm bảo việc đọc và ghi vào một cấu trúc dữ liệu hay một biến chung không xảy ra xung đột.

Go giao tiếp trực tiếp với vi xử lý bằng mã nhị phân (binaries)

Chúng ta có thể thấy rõ hiệu suất (performance) của ngôn ngữ C và C++ hơn hẳng so với Java hay Python bởi vì C/C++ là ngôn ngữ lập trình biên dịch (compiled programming language) chứ không phải là ngôn ngữ thông dịch (interpreted programming language).

Biên dịch là sao và thông dịch là như thế nào thì các bạn có thể tham khảo hình bên dưới.

Các vi xử lý (Processors) chỉ hiểu các lệnh ở dạng nhị phân (binaries), mà lập trình viên chúng ta thì sử dụng các ngôn ngữ mà con người có thể đọc được nhưng vi xử lý của máy tính thì lại không, vì vậy các chương trình sau khi được code xong bởi bàn tay khéo léo của các lập trình viên thì nó sẽ được chuyển sang mã máy ở dạng nhị phân (binaries) bằng cách này hay cách khác, để vi xử lý có thể hiểu được.

Ở các ngôn ngữ biên dịch (Compiled) như C, C++, Go, Pascal thì code sẽ được chuyển (Compiling) sang mã máy ở dạng các bit nhị phân (binaries) 10110011 gì đấy và sẵn sàng để chạy ngay và luôn.

Với các ngôn thông dịch (Interpreted) như Python, PHP, Ruby, Javascript thì code khi thực thi sẽ được chuyển sang byte code, với mã byte code thì trình thông dịch (virtual machines) mới hiểu được,  sau đó trình thông dịch này sẽ tiếp tục chuyển sang dạng nhị phân (binaries) để mà vi xử lý máy tính có thể hiểu được.

Go là ngôn ngữ biên dịch (Compiled) nên code sẽ được chuyển sang dạng (binaries) để thực thi chứ không cần thông qua trình thông dịch nữa, nên nó sẽ tăng được hiệu suất làm việc. Go là ngôn ngữ lập trình cấp cao nhưng nó có hiệu suất (performance) tốt cũng gần bằng các ngôn ngữ lập trình cấp thấp hơn như C, C++.

Code Go rất dễ dàng bảo trì và mở rộng

Go là ngôn ngữ lập trình phải nói là tinh gọn trong từng cú pháp, ít có những cú pháp dài dòng hay điên khùng như các ngôn ngữ lập trình khác.

Những người thiết kế ngôn ngữ Go tại Google luôn phải suy nghĩ 1 điều trong đầu, bởi Google là một công ty lớn và có hàng ngàn developer làm việc trên cùng một mã nguồn, vì thế code được thiết kế ra phải thật sự đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu và hạn chế các thay đổi bên ngoài hàm (side effect) để các developer làm việc chung với nhau một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Go đã lược bỏ rất nhiều tính năng của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) hiện đại.

Mọi thứ được phân chia bằng các gói (packages), Go không có class mà thay vào đó Go có struct như ngôn ngữ C/C++.

Go không hỗ trợ việc kế thừa sẽ giúp code dễ dàng thay đổi. Đối với các ngôn ngữ như Java hay Python thì khi class CON kế thừa class CHA thì khi thay đổi class CHA thì sẽ có một số ảnh hưởng (side effects) tới các class CON được kế thừa từ CHA. Để code Go dễ hiểu hơn thì nó đã loại bỏ đi tính kế thừa.

Go không có hàm khởi tạo (constructors).

Go không có chú thích (annotations) như Java, nếu các bạn không hiểu thì có thể tìm kiếm trên Google để biết thêm các khái niệm này nhé.

Go không có generics, generics là loại kiểu chung chung đại diện cho một kiểu dữ liệu nào đó chưa biết trước, người ta hay đặt là kiểu T.

Go không có exception nhưng có error, đồng nghĩa với việc không có cú pháp try/catch.

Đứng phía sau Go là Google

Ngôn ngữ lập trình Go được thiết kế và hỗ trợ bởi Google. Google là một trong những công ty có cơ sở hạ tầng về clound server lớn nhất trên thế giới và nó đòi hỏi khả năng mở rộng (scalability) và tính hiệu quả cao vì thế Golang được thiết kế để giải quyết các vấn đề đó.

Go cũng được sử dụng tại các công ty lớn như BBC, IBM, Intel.

Tóm lại:

Mặc dù Go hơi khác biệt so với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nhưng nó vẫn chất lừ. Nó mang đến hiệu suất (performance) tốt như C/C++ và có trải nghiệm tốt khi viết code nhờ cú pháp tinh gọn như Python.

(https://topdev.vn/blog/golang-la-gi-va-tai-sao-ban-nen-hoc-go/)

About the Author

Ha Trung Vi

View all author's posts

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết khác

Elasticsearch

Elasticsearch là gì? Elasticsearch là một search engine (công cụ tìm kiếm) rất mạnh mẽ. Elasticsearch cũng có thể coi là một document oriented database, nó chứa dữ liệu giống như một database và thực hiện tìm kiếm trên những dữ liệu đó. Đại khái là thay vì bạn tìm kiếm trên file, trên các […]

Testing

Testing là gì? Thường thì mọi người hiểu khái niệm test chỉ là chạy test, chạy phần mềm nhưng đó chỉ là một phần không phải tất cả các hoạt động test. Các hoạt động test tồn tại trước và sau khi chạy PM bao gồm: lên kế hoạch và kiểm soát, chọn điều kiện […]

Web Security

Có rất nhiều lý do để học về web security như: Bạn là một người dùng lo lắng về việc thông tin cá nhân bị rò rỉ. Bạn là một web developer muốn làm cho trang web của bạn bảo mật hơn. Bạn là một web developer đang tìm việc, và bạn muốn sẵn sàng […]

Cache

Trong vài năm trở lại đây, công nghệ thông tin đã trở thành bàn đạp cho sự cải thiện mạnh mẽ cho vô số các loại hình kinh doanh. Song song, kiến trúc của các phần mềm cũng ngày càng trở nên phức tạp và số lượng người dùng của chúng đã và đang tăng […]

Docker

Docker là gì? Docker là một nền tảng phần mềm giúp bạn building, deploying và running ứng dụng dễ dàng hơn bằng cách sử dụng các containers (trên nền tảng ảo hóa). Docker ban đầu Docker  được viết bằng PyDockerthon, hiện tại đã chuyển sang Golang. Docker đóng gói phần mềm thành các container tiêu […]

Gin vs Iris Framework

Từ 2018, Golang nổi lên là một ngôn ngữ lập trình rất phù hợp để lập trình web, microservice cạnh tranh mạnh với (Node.js + JavaScript), (ASP.net Core + C#), (Spring Boot + Java), (Laravel + PHP). Đặc điểm của Golang là ngôn ngữ lập trình đơn giản dễ học, không có những pattern OOP […]