Domain là gì?

Dành cho những bạn chưa biết Domain là gì thì Domain hay tền miền là một chuỗi ký tự dễ nhớ được sử dụng để định danh một trang web hoặc một tài nguyên trực tuyến cụ thể trên Internet. Tên miền giúp con người dễ dàng truy cập trang web bằng cách ghi nhớ tên thay vì phải nhớ địa chỉ IP (Internet Protocol) phức tạp của trang web đó.

Các thành phần của Domain

Domain có 3 thành phần chính cần nhớ đó chính là tên miền chính, tên miền phụ và tên miền cấp cao.

Tên miền chính là nhóm ký hiệu nằm trước các đuôi như .com, .net, .org hay trước các loại đuôi khác mà bạn thấy trên Internet. Tên miền chính thường sẽ thể hiện thương hiệu hay tên gọi hay viết tắt của tổ chức, hoặc doanh nghiệp. 

Ví dụ như Nhanh.vn thì Nhanh chính là tên miền chính, facebook.com thì facebook là tên miền chính, youtube.com thì youtube là tên miền chính.

Tên miền phụ (Subdomain) hoạt động như tên miền chính. Vì khi người dùng truy cập địa chỉ có tên miền phụ thì địa chỉ này sẽ dẫn đến một trang cụ thể riêng biệt như cách tên miền chính dẫn đến trang chủ của website. Nó là tập hợp các ký tự đứng trước tên miền chính và phân cách với tên miền chính bởi dấu chấm.

Tên miền phụ hay được sử dụng để giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức tạo một trang website riêng biệt cho nhóm dịch vụ hay sản phẩm, hoặc hoạt động nào đó mà không cần phải đăng ký tên miền mới.

Ví dụ như có một website có địa chỉ là nhabep.noithatvip.com.vn thì “nhabep” chính là tên miền phụ và “noithatvip” là tên miền chính của 1 doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm nội thất và có một nhánh là chuyên về nội thất trong nhà bếp.

Tên miền cấp cao (TLD – Top Level Domain) là phần đuôi nằm ở vị trí sau cùng trong các địa chỉ website. Tuy nhiên tên miền cấp cao có rất nhiều loại và nó sẽ có một số nhóm như sau:

  • Tên miền cấp cao chung (gTLD – general Top Level Domain) là nhóm các tên miền cấp cao dùng chung trên toàn thế giới, và thông thường cũng có thể hiểu đây là nhóm tên miền quốc tế. Ví dụ như .com, .net, .edu (giáo dục), .org (tổ chức phi chính phủ), .gov (chính phủ), .mil (quân đội), .biz (thương mại)
  • Tên miền cấp cao mới (nTLP – new Top Level Domain) là nhóm các tên miền mới với nhiều ý nghĩ khác nhau thay cho nhóm tên miền truyền thống, và thông thường còn được gọi là nhóm tên miền mở rộng. Ví dụ như .tech (công nghệ), 
  • Tên miền cao cấp mã quốc gia (ccTLP – country code Top Level Domain) là nhóm các tên miền được quy định thuộc quyền sở hữu của từng quốc gia. Ví dụ như .vn (Việt Nam), .jp (Nhật Bản), .ca (Canada), .cn (China), v.v..

Cách thức hoạt động của Domain

Các tên miền sẽ hoạt động dựa trên hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System – DNS) để kết nối các tên miền với địa chỉ IP của máy chủ trên internet.

Sau khi đã được đăng ký, chủ sở hữu tên miền sẽ cấu hình bản ghi DNS cho nó. Khi có người truy vấn tên miền trong trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu phân giải tên miền đến máy chủ DNS. Máy chủ sẽ nhận yêu cầu, phân giải và tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với tên miền trong cơ sở dữ liệu DNS và phản hồi lại cho trình duyệt để hiển thị nội dung website lên màn hình cho người dùng.

Tầm quan trọng của Domain

  1. Thương hiệu và nhận diện:
    • Tên miền đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và nhận diện trực tuyến của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Một tên miền dễ nhớ, phù hợp với thương hiệu có thể giúp tăng cường sự nhận diện và uy tín.
  2. Tính khả dụng và SEO:
    • Một tên miền tốt có thể ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm và SEO. Tên miền chứa từ khóa có liên quan có thể giúp trang web xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
  3. Bảo mật và quyền sở hữu:
    • Việc đăng ký tên miền sớm và bảo vệ nó thông qua các biện pháp như bảo vệ thông tin đăng ký, gia hạn định kỳ là quan trọng để tránh mất quyền sở hữu hoặc bị các đối thủ mua lại tên miền.

About the Author

Ngọc Tri

View all author's posts

Bài viết khác

Web Security

Khái niệm Web Security Web Security là tập hợp các nguyên tắc, biện pháp và công nghệ nhằm bảo vệ website, ứng dụng web và dữ liệu khỏi các hành vi truy cập trái phép, tấn công độc hại hoặc khai thác lỗ hổng. Nó không chỉ bao gồm việc ngăn chặn hacker, mà còn […]

Markdown

Markdown là một ngôn ngữ đánh dấu nhẹ (lightweight markup language) dùng để định dạng văn bản thuần túy (plain text), thường được sử dụng trong các tài liệu như README, bài viết blog, tài liệu hướng dẫn, và cả trong GitHub, Stack Overflow, hoặc các trình soạn thảo như VS Code, Obsidian… Markdown được […]

CSS

CSS (Cascading Style Sheets – tạm dịch: Tập tin định kiểu tầng) là ngôn ngữ dùng để mô tả cách trình bày (giao diện) của một tài liệu HTML. Nói đơn giản, CSS giúp làm đẹp trang web: chỉnh màu sắc, font chữ, bố cục, khoảng cách, hiệu ứng chuyển động, v.v. CSS được phát […]

HTML

HTML (HyperText Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được dùng để xây dựng cấu trúc của một trang web. Nói cách khác, HTML cho trình duyệt biết nội dung nào sẽ hiển thị và hiển thị như thế nào (như tiêu đề, đoạn văn, hình ảnh, liên kết…). Một tài liệu […]

Browser

Browser (Web Browser, Trình duyệt web) là phần mềm trên máy tính, điện thoại hoặc thiết bị thông minh, cho phép người dùng truy cập, hiển thị và tương tác với các trang web, tài nguyên Internet. Về bản chất, trình duyệt gửi các yêu cầu (HTTP/HTTPS request) đến máy chủ web, nhận về mã […]

Tìm hiểu DNS

DNS là gì? DNS (Domain Name System) là một dịch vụ phân giải tên miền, giúp chuyển đổi các tên miền (ví dụ: www.ducphat.com) thành địa chỉ IP (ví dụ: 93.184.216.34) và ngược lại. Thay vì phải nhớ dãy số IP, chúng ta chỉ cần nhập tên miền, DNS sẽ tìm kiếm địa chỉ IP […]