Agile là gì?

Agile (viết tắt của Agile Software Development) là một phương thức phát triển phần mềm linh hoạt, được thực hiện bằng cách sử dụng các bước lặp ngắn từ 1 đến 4 tuần. Mục tiêu của Agile là giúp rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm đến với tay khách hàng càng sớm càng tốt.

Về bản chất, Agile giống như một phương pháp luận, một triết lý dựa trên nguyên tắc phân đoạn vòng lặp (iterative) và tăng trưởng (incremental) nên sở hữu tính linh hoạt cao. Tính chất này đi ngược lại với các phương pháp quản lý dự án truyền thống – vốn dĩ triển khai các giai đoạn một cách tuyến tính và vô cùng bị động trước các thay đổi bất ngờ.

7 Bước triển khai dự án Agile

Bước 1: Xác định tầm nhìn, phạm vi 

Khi bắt đầu một dự án Agile mới, bạn cần xác định rõ ràng nhu cầu kinh doanh và vấn đề phải giải quyết. Hay mục tiêu cuối cùng của dự án Agile này là gì? và bằng cách nào đạt được nó?

Việc xác định tầm nhìn và phạm vi dự án Agile cũng cần bám sát thực tế, linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi. Bạn có thể dùng phương pháp Elevator Pitch khi xây dựng kế hoạch triển khai Agile bằng cách trả lời các câu hỏi:

  • Khách hàng mục tiêu là ai, nhu cầu cụ thể của họ là gì?
  • Tên sản phẩm/danh mục sản phẩm cụ thể?
  • Lợi ích chính của sản phẩm, lý do thuyết phục để người dùng mua nó?
  • Giải pháp thay thế khi có cạnh tranh là gì?
  • Điểm khác biệt cơ bản giữa sản phẩm của bạn so với các sản phẩm khác trên thị trường là gì?

Bước 2: Xây dựng lộ trình sản phẩm

Lộ trình sản phẩm bao gồm các thông tin về tính năng sản phẩm, câu chuyện người dùng, công việc cần làm và ước tính thời gian thực hiện,… Tất cả tập trung hướng tới vào các mục tiêu như thu hút khách hàng, tăng mức độ tương tác hay loại bỏ các lỗi kỹ thuật,… Với mỗi mục tiêu phải xác định 5 yếu tố: tên, thời gian, kết quả, tính năng và số liệu đo lường. Lộ trình sản phẩm phải được tạo sẵn trước khi lập kế hoạch triển khai Sprint.

Bước 3: Tạo kế hoạch phát hành sản phẩm

Sau khi xây dựng lộ trình, các Product Owner cần xác định thời gian ra mắt cho từng sản phẩm cụ thể. Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dự án và độ dài của các Sprint. Vì mỗi dự án Agile sẽ có nhiều bản phát hành, nên bạn cần ưu tiên triển khai các tính năng quan trọng trước.

Bước 4: Lập kế hoạch Sprint

Khi bắt đầu một Sprint, bạn cần tạo một danh sách các Product backlog phù hợp để hoàn thành trong khung thời gian cho phép. Việc lập kế hoạch Sprint cần sự hướng dẫn của Product Owner, người quản lý dự án và có chuyên gia đánh giá.

Bước 5: Kiểm soát

Các dự án Agile diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, bạn phải dành thời gian kiểm soát mọi hoạt động để hạn chế các rào cản gây bất lợi khi triển khai. Bằng cách tổ chức các cuộc họp ngắn hàng ngày với thành viên trong nhóm để nắm bắt:

  • Những nhiệm vụ nào đã hoàn thành ngày hôm qua?
  • Công việc cần làm hôm nay gì?
  • Mọi người có đang gặp bất kỳ khó khăn nào không?

Bước 6: Đánh giá Sprint

Mỗi chu kỳ Sprint kết thúc là một sản phẩm hoàn thiện được bàn giao. Dù đây là cột mốc quan trọng để ăn mừng, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để cả nhóm xem lại những gì đã thực hiện. Hãy kiểm tra kế hoạch ban đầu của bạn và đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu của khách hàng đã được đáp ứng.

Agile liên quan đến việc học hỏi và lặp lại quy trình liên tục, nên mỗi lần đánh giá sẽ giúp bạn có kinh nghiệm để hoàn thành tốt các Sprint tiếp theo.

Bước 7: Cải tiến Sprint

Một trong các nguyên tắc cốt lõi của quản lý dự án Agile là tính bền vững. Để đảm bảo rằng bạn đang thực sự học hỏi sau mỗi lần phát hành sản phẩm, hãy trả lời các câu hỏi:

Mọi thứ có diễn ra đúng như kế hoạch không? Bạn có đang quản lý tốt khối lượng công việc? Bạn có thể cải thiện quy trình hoặc kế hoạch của mình ở đâu? Bạn có học được điều gì sau mỗi Sprint, nó có làm thay đổi tầm nhìn ban đầu của dự án không?

Như vậy, sau khi kết thúc một Sprint, bạn cần xác định cách để cải tiến và những thay đổi cần thực hiện trước khi bắt đầu triển khai Sprint tiếp theo.

Ưu điểm của Agile:

  • Thích nghi nhanh chóng: Dễ dàng thay đổi theo yêu cầu khách hàng.

  • Tăng tính tương tác: Khách hàng và nhóm phát triển hợp tác chặt chẽ.

  • Phát hành nhanh: Phần mềm được phát triển và triển khai sớm.

  • Chất lượng cao: Kiểm thử và đánh giá thường xuyên giúp cải thiện sản phẩm.

Hạn chế của Agile:

  • Thiếu tài liệu: Do tập trung vào phần mềm chạy được hơn là tài liệu.

  • Dễ mất phương hướng: Nếu nhóm không có người dẫn dắt kinh nghiệm.

  • Phụ thuộc vào kỹ năng nhóm: Đòi hỏi nhóm phải tự tổ chức tốt.

About the Author

Ngọc Tri

View all author's posts

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết khác

Ngôn ngữ lập trình Golang

Golang là gì? Go (hay còn gọi là Golang) là một ngôn ngữ lập trình được thiết kế dựa trên tư duy lập trình hệ thống. Go được phát triển bởi Robert Griesemer, Rob Pike và Ken Thompson tại Google vào năm 2007. Điểm mạnh của Go là bộ thu gom rác và hỗ trợ […]

Tìm hiểu Git và GitHub

Git là gì? Git là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS), nó là một trong những hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay. Git cung cấp cho mỗi lập trình viên kho lưu trữ (repository) riêng chứa toàn bộ lịch sử thay đổi. Version Control System […]

Browser

Browser (Web Browser, Trình duyệt web) là phần mềm trên máy tính, điện thoại hoặc thiết bị thông minh, cho phép người dùng truy cập, hiển thị và tương tác với các trang web, tài nguyên Internet. Về bản chất, trình duyệt gửi các yêu cầu (HTTP/HTTPS request) đến máy chủ web, nhận về mã […]

Tìm hiểu DNS

DNS là gì? DNS (Domain Name System) là một dịch vụ phân giải tên miền, giúp chuyển đổi các tên miền (ví dụ: www.ducphat.com) thành địa chỉ IP (ví dụ: 93.184.216.34) và ngược lại. Thay vì phải nhớ dãy số IP, chúng ta chỉ cần nhập tên miền, DNS sẽ tìm kiếm địa chỉ IP […]

Tìm hiểu giao thức HTTP

HTTP là gì? HTTP (HyperText Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản, dùng để trao đổi dữ liệu giữa client (thường là trình duyệt web) và server (máy chủ web) qua mô hình request–response. HTTP hoạt động ở tầng ứng dụng (Application Layer) trong mô hình OSI/TCP-IP, dựa trên kết nối TCP […]

Internet là gì?

Internet, hay còn gọi là mạng toàn cầu, là một hệ thống mạng máy tính kết nối với nhau trên toàn thế giới, cho phép trao đổi dữ liệu và thông tin một cách nhanh chóng và liên tục. Internet kết nối các thiết bị thông qua các giao thức và phương thức truyền tải […]